Thăng Long chính là kinh đô của nước Đại Việt ta khi xưa và đã từng rất phồn thịnh vào những thế kỷ 11 đến 15 dưới các triều đại nhà Lý, Trần và Lê Sơ. Nhưng do rất nhiều các nguyên nhân cũng như là những biến cố trong lịch sử mà những dấu tích đó đến nay chỉ còn là những hoài niệm trong ký ức và dấu tích thì chỉ còn tồn tại rất ít trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. Bài viết dưới đây sẽ sơ lược cho chúng ta về khu khảo cổ này.
Giới thiệu về khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu
Cuộc khai quật các di tích tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu được xem là một cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất tại Việt Nam ta từ trước cho đến nay. Mục đích của việc khảo cổ này là để chuẩn bị cho việc xây nhà Quốc hội mới. Khu khai quật khảo cổ những di tích lịch sử học này ở địa chỉ số 18 Hoàng Diệu thuộc quận Ba Đình và đã được Viện khảo cổ học phân tích chia làm 4 khu và đặt tên lần lượt là A, B, C, D.
Lớp đất dưới cùng là một hệ thống kiến trúc trực thuộc từ thời Đại La, thể hiện được rõ qua một hệ thống những cột gỗ và các nền tảng về kiến trúc, các đường cống tiêu dùng để thoát nước, các giếng nước và những di vật khác.
Những lớp đất này đều mang dấu ấn sâu đậm của rất nhiều các thời kỳ lịch sử dân tộc trong vòng 1300 năm vừa qua, lại có phần diễn biến theo một trật tự nhất định và liên tục không bị gián đoạn, đặc biệt là có cả vị trí ở phần trung tâm của Cấm Thành Thăng Long và cả Hoàng Thành Thăng Long. Khu vực này được xem là một tài sản vô giá của nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam ta.
Những dấu tích đặc biệt của các công trình kiến trúc được tìm thấy tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu
Khu A của khu khảo cổ Hoàng Diệu nằm giáp với con đường Hoàng Diệu, đây là khu vực đã phát hiện ra được rất nhiều các dấu tích về kiến trúc rất quan trọng. Tiêu biểu có thể kể đến dấu tích có tên là kiến trúc nhiều gian thuộc triều đại thời Lý – Trần. Dấu tích này nằm ở khu vực phía Bắc của khu khảo cổ này.
Khu B của khu khảo cổ là khu mà nằm song song với khu khảo cổ A. Tại khu vực này đã tìm thấy được rất nhiều các dấu tích về nền móng kiến trúc của triều đại thời Lý – Trần có kích thước khá lớn. Phía bắc của khu vực khảo cổ B này còn tìm thấy những chân tảng đá hoa sen được dùng để kê chân cột cũng có kích thước vô cùng lớn (đường kính của cột dài khoảng 52cm) và được đặt ở nguyên vị trí ban đầu.
Khu C của khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu có vị trí nằm kề cạnh khu B và nằm liền kề cùng với khuôn viên của hội trường Ba Đình rộng rãi. Khu vực này mới vừa được khai quật với số hố đào là 5.Tuy chỉ vừa mới khai quật với một diện tích nhỏ nhưng đã tìm thấy được các dấu vết của kiến trúc triều đại thời Lý với rất nhiều các hệ thống móng trụ được kê cột lớn hình vuông và đã được gia cố bằng sỏi, gạch cũng như là hệ thống cọc bằng gỗ.
Khu D của khu khảo cổ Hoàng Diệu này có vị trí nằm ở trung tâm thể thao quận Ba Đình. Khu vực này đã khai quật được tổng cộng 7 hố (từ D1 đến D7). Tại khu vực hố D4 đến D6 đã tìm thấy các nền tảng kiến trúc của rất nhiều thời kỳ phong kiến được nằm xếp lớp lên nhau. Trong các lớp kiến trúc này còn tìm thấy một số các di vật rất quan trọng trong như là mảnh lá màu vàng được trang trí hình ảnh rồng vào thời Lý, những mảnh ngói có in chữ cho biết rằng khu vực này ngày xưa có điện Kim Quang và điện Hoàng Môn thự.
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu được xem là một lưu lưu trữ và cất giữ rất nhiều những không gian kiến trúc cũng như là di vật lịch sử quan trọng của Việt Nam ta. Mong rằng qua bài viết này bạn có thể thu thập được nhiều thông tin bổ ích cũng như là kiến thức để có thể bổ trợ cho bạn vào những trường hợp cần thiết nào đó nhé.