Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua đất 

Khi mua bán nhà đất mà một bên thực hiện đặt cọc thì cần phải có giấy giao nhận tiền. Vậy mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua đất gồm những gì và những lưu ý liên quan là gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị chu đáo nhất nhé. 

Đặt cọc trong mua bán đất là gì 

mau giay bien nhan tien dat coc mua dat

– Đặt cọc là hình thức để bảo đảm người tham gia thực hiện nghĩa vụ.

Đặt cọc được hiểu là việc một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (gọi là bên nhận đặt cọc) tài sản đặt cọc. Tài sản đặt cọc có thể là một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Việc này được diễn ra trong một thời hạn để bảo đảm giao kết giữa các bên  hoặc thực hiện hợp đồng.

– Kết quả của việc đặt cọc 

Khi hợp đồng được giao kết, thực hiện thành công thì tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bằng hai cách:

+ Trả lại cho bên đặt cọc

+ Trừ vào tổng để thực hiện nghĩa vụ trả phần tiền còn lại

Sau khi ký kết thành công, bên nhận đặt cọc sẽ thực hiện việc chuyển sổ đỏ sang tên mình và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất đó.

Nếu việc đặt cọc không thành công nghĩa là hợp đồng mua bán không thể thực hiện được. Lúc này có 2 trường hợp để xử lý:

+ Nếu bên đặt cọc không thực hiện giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc.

Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua đất và hướng dẫn cách điền thông tin 

Dưới đây là ảnh minh họa mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua đất để các bạn dễ hình dung

mau giay bien nhan tien dat coc mua dat

Cách điền mẫu giấy kèm ví dụ dễ hiểu

– Mục Bên đặt cọc

Mục này dành cho Bên đặt cọc( sau này sẽ là bên mua nhà đất). Bên đặt cọc cần phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin về họ và tên;năm sinh; số chứng minh nhân dân( căn cước công dân hoặc hộ chiếu). Lưu ý phải ghi rõ nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.

– Mục Bên nhận đặt cọc

Mục này dành cho Bên nhận đặt cọc( sau này là bên bán nhà đất). Tương tự như cách trình bày của Bên đặt cọc thì Bên nhận đặt cọc cũng phải nêu rõ ràng, cụ thể thông tin về họ tên; năm sinh; thông tin về chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân, hộ chiếu) bao gồm: số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.

– Mục Số tiền

Đây là mục quan trọng nhất của Giấy giao nhận tiền nên hai bên phải nắm rõ cách điền chính xác. Số tiền đặt cọc cần phải ghi cụ thể bằng số và bằng chữ.

Ví dụ: Số tiền đặt cọc là 800.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Tám trăm triệu đồng)

Ngoài ra nên nêu rõ cách xử lý số tiền này để tránh hiểu lầm về sau

Ví dụ: Số tiền đặt cọc này sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất sau khi hai bên thực hiện thành thành công việc chuyển nhượng nhà đất theo quy định.

– Mục Lý do đặt cọc

Vì đây là giấy biên nhận tiền đặt cọc để mua bán nhà đất nên mục Lý do đặt cọc sẽ là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày….. 

Trong mục này có thể điền sơ qua về thông tin về nhà đất nằm trong kế hoạch mua bán của hai bên.

– Mục Thời hạn đặt cọc

Cần chỉ rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm, bao gồm thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc.

Ví dụ: 06 ngày kể từ ngày 25/6/2020 đến ngày 30/6/2020.

Nên đặt cọc bao nhiêu 

Trên thực tế, không có quy định nào về mức tiền đặt cọc trong mua bán nhà đất. Vì vậy việc đặt cọc bao nhiêu là do thỏa thuận của các bên về mức đặt cọc. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro thì các bên thì mức đặt cọc hợp lý là dưới 30% giá trị của hợp đồng chuyển nhượng đối với nhà đất hoặc hợp đồng mua bán đối với nhà. 

Tùy theo từng trường hợp mà các bên sẽ nhận rủi ro. Nếu bên đặt cọc vi phạm hợp đồng đã ký kết thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc vi phạm hợp đồng thì bên đặt cọc có quyền đòi bồi thường bao gồm tài sản đặt cọc hoặc một khoản tiền tương đương. 

Ví dụ: Ông A đặt cọc cho ông B 500 triệu đồng, tương đương 50% giá trị hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Tuy nhiên sau khi đặt cọc xong thì ông A thấy hứng thú với thửa đất khác vị trí đẹp hơn, giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng phát triển nên không muốn mua nữa và đề nghị ông B trả lại tiền đặt cọc. Nếu ông B không đồng ý trả lại và trong hợp đồng đặt cọc không có thỏa thuận khác thì ông B có quyền nhận 500 triệu mà ông A đã đặt cọc trước đó. 

Trên đây là phần hướng dẫn điền mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua đất rất chi tiết cho các bạn tham khảo. Ngoài ra còn có những lưu ý liên quan khi đặt cọc trong giao dịch. Các bạn nắm rõ thông tin để tránh những rủi ro không đáng có nhé. 

 

Tin tức liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *