Tìm hiểu về người đứng tên sổ đỏ có quyền gì

Để biết được người đứng tên sổ đỏ có quyền gì thì chúng ta cần biết những quy định về luật đứng tên sổ đỏ hiện nay. Bạn phải hiểu và biết để nắm bắt cũng như thực hiện được đúng các quy trình, thủ tục ghi tên sổ đỏ, đảm bảo quyền lợi của người đứng tên sổ đỏ một cách tốt nhất. Vậy nên các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.

nguoi dung ten so do co quyen gi

I- Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ hay bìa đỏ chỉ là một tên gọi được mọi người dùng để chỉ “Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất đai” (GCNQSH&SDĐĐ), còn có tên gọi khác theo Luật Đất đai hiện hành 2013 là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất”. Nhưng trên thực tế thì ở trong luật đất đai không hề có một khái niệm nhất định nào quy định về loại sổ này.

Qua các giai đoạn khác nhau từ trước đến nay sổ đỏ có những tên gọi sau đây nữa:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng quyền sở hữu nhà ở
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu CT xây dựng
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đai.

II- Độ tuổi nào thì mới có quyền được đứng tên sổ đỏ?

Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm và mong chờ có câu trả lời “Người trong độ tuổi nào thì được đứng tên Sổ đỏ?”. Tuy nhiên thì hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định nào về mức tuổi đứng tên sổ đỏ.

nguoi dung ten so do co quyen gi

Theo quy định thì không có giới hạn về độ tuổi cho nên nếu muốn cho con của mình đứng tên sổ đỏ kể cả trường hợp là trẻ sơ sinh vẫn hoàn toàn có thể sở hữu tài sản là BĐS (đứng tên sổ đỏ) khi đó sẽ là trường hợp tài sản được cho tặng, thừa hưởng di sản thừa kế nếu người đại diện đồng ý thì vẫn được đứng tên trên sổ đỏ ngay thời điểm nhận thừa kế, cho tặng cả khi chưa đủ 18 tuổi).

Khi làm thủ tục đứng tên sổ đỏ đối với các trường hợp dưới 18 tuổi thì những đối tượng này không được trực tiếp thực hiện các thủ tục mà cần phải thông qua người đại diện theo pháp luật do chưa đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch dân sự.

III- Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì?

Theo quy định của pháp luật: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (tên gọi chính thức đầy đủ năm 2009 được gọi tắt là GCN) là chứng thư có giá trị pháp lý để nhà nước ta xác nhận quyền sử dụng và sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định thì giấy chứng nhận này có thể được ghi tên dưới 2 hình thức: Sổ đỏ hộ gia đình hoặc ghi là sổ đỏ ghi tên cá nhân/tổ chức (nếu như tổ chức, doanh nghiệp là chủ sở hữu).

Việc ghi nhận tên của cá nhân, tổ chức hay sổ đỏ được ghi hộ gia đình trên giấy chứng nhận được xem là căn cứ xác minh chủ sở hữu bất động sản là ai, cũng như bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu bất động sản hợp pháp trong vấn đề sử dụng, định đoạt tài sản đó.

Pháp luật quy định người đứng tên sổ đỏ có quyền lợi sau và được ghi nhận tại: Điều 166 Luật Đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Được thụ hưởng thành quả từ lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Có quyền được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được các cơ quan hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai thuộc sở hữu mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật.
  • Được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm về quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật khác về đất đai.

Ngoài ra tại điều 10 Luật nhà ở 2014 cũng có những ghi nhận về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở bao gồm:

Đối với CSH nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ có các quyền lợi sau:

  • Được sử dụng nhà ở với mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
  • Được cơ quan nhà Nhà Nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
  • Được quyền bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, uỷ quyền quản lý nhà ở; với trường hợp cho tặng, để thừa kế nhà ở đối với các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
  • Được sử dụng các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là CSH nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình cơ sở hạ tầng được sử dụng chung, trừ các CT được xây dựng nhằm mục đích kinh doanh hoặc bàn giao cho Nhà nước theo quy định pháp luật hoặc thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê nhà ở;

  • Quyền được bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định tại Luật này và pháp luật về xây dựng;
  • Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước có quyết định phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc sẽ được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi có quyết định mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, có chiến tranh;
  • Quyền khiếu nại khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp về nhà ở của.

nguoi dung ten so do co quyen gi

Kết luận

Tóm lại, người đứng tên sổ đỏ có quyền gì? của CSH tài sản là BĐS gồm: Quyền sử dụng và định đoạt (mua bán, cho thuê, chuyển nhượng, cho tặng, quyền thừa kế…) theo quy định mà pháp luật cho phép. Hy vọng những thông tin bổ ích với bạn đọc, cảm ơn các bạn đã theo dõi!

 

Tin tức liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *