Giới thiệu các loại đòn bẩy trong kinh doanh mà các doanh nghiệp thường áp dụng

Các loại đòn bẩy trong kinh doanh là một thuật ngữ đã không còn mấy xa lạ đối với các doanh nghiệp hay người làm kinh doanh. Vậy các doanh nghiệp thường hay sử dụng loại đòn bẩy gì để áp dụng trong quá trình kinh doanh của mình? Bài viết sau đây sẽ phần nào giải thích cho bạn được rõ hơn về vấn đề này. 

Giới thiệu về đòn bẩy trong kinh doanh 

cac loai don bay trong kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh hay còn được gọi với cái tên tiếng anh là Operating Leverage. Khái niệm về các loại đòn bẩy trong kinh doanh này được sử dụng để phản ánh được mức độ ảnh hưởng các khoản chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp đó đến các khoản lợi nhuận trước thuế và các khoản lãi vay trong trường hợp doanh thu có sự thay đổi. Tóm lại thì đòn bẩy trong kinh doanh chính là dùng để phân tích được mối quan hệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Một số loại đòn bẩy được các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh 

Đòn bẩy về hoạt động 

Đòn bẩy hoạt động là loại công cụ miêu tả được mức độ sử dụng các khoản chi phí cố định trong tổng các mức chi phí sản xuất trong kinh doanh của doanh nghiệp đó nhằm có thể gia tăng được lợi nhuận trước thuế và các khoản lãi vay.

Đòn bẩy hoạt động phản ánh được tỷ lệ thay đổi của phần lợi nhuận ở trước thuế và các khoản lãi vay bị ảnh hưởng bởi các sự thay đổi về sản lượng đã tiêu thụ. Đòn bẩy hoạt động là một trong các loại đòn bẩy trong kinh doanh mà sẽ cho doanh nghiệp biết được khi mà hay doanh thu có dấu hiệu tăng lên hay giảm đi 1% thì phần lợi nhuận trước thuế và phần lãi vay sẽ bị tăng lên hay giảm đi bao nhiêu %.

Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động đối với các doanh nghiệp trong hoạt động  kinh doanh là với các mức sản lượng đã biết trước, từ đó doanh nghiệp có thể phần nào xác định được mức nghiêng của đòn bẩy.

Đòn bẩy về tài chính 

Đòn bẩy tài chính hay còn được gọi với thuật ngữ bằng tiếng anh là Financial Leverage. Loại đòn bẩy này đề cập đến việc các doanh nghiệp vay nợ để bổ sung vào nguồn vốn trong kinh doanh; từ đó gia tăng được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên dòng vốn chủ sở hữu hay gia tăng được các khoản lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu. Tỷ số của đòn bẩy tài chính sẽ được xác định bằng tỷ số nợ vay chia cho tổng nguồn vốn của cả doanh nghiệp. Nếu như một doanh nghiệp có mức tỷ số nợ vay này lớn thì doanh nghiệp đó có đòn bẩy tài chính khá cao.

Tác dụng chính của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh: đòn bẩy tài chính là một trong các loại đòn bẩy trong kinh doanh có liên quan đến việc doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ vay từ ngân hàng, phát hành các trái phiếu hoặc cổ phiếu với giá ưu đãi. Đòn bẩy trong tài chính còn được xem như một lá chắn thuế quan của doanh nghiệp đó vì mức chi phí lãi vay sẽ được tính vào các mức chi phí phải trả và có tác dụng làm gia tăng được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên dòng vốn của chủ sở hữu .

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh là với mỗi một phương án huy động vốn khác nhau, tại một mức EBIT đã được xác định thì doanh nghiệp đó có thể biết trước được những sự thay đổi của EBIT trong tương lai sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoảng thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường. Hay có thể nói một cách khác là đòn bẩy tài chính giúp nhận biết được các tác động của việc các doanh nghiệp sử dụng nợ lên mức  thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường.

Đòn bẩy tổng hợp trong kinh doanh

cac loai don bay trong kinh doanh

Đòn bẩy tổng hợp trong kinh doanh là việc một doanh nghiệp sử dụng cả hai loại là đòn bẩy là đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động kết hợp lại với nhau.

Sự tác động của đòn bẩy hoạt động khi doanh nghiệp thay đổi mức sản lượng tiêu thụ thì tỷ lệ của EBIT sẽ được khuếch đại lên rất nhiều. Khi mà mức lợi nhuận trước thuế và các khoản lãi vay được thay đổi, đòn bẩy tài chính sẽ hoạt động và tiến hành khuếch đại tỷ lệ EPS lê rất nhiều. Như vậy, khi các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tổng hợp thì sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong mức sản lượng tiêu thụ sẽ dẫn đến được một sự thay đổi rất lớn trong thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường. Đòn bẩy tổng hợp phản ánh lên được những tác động của mức sản lượng lên mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường.

Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào hay trên bất kỳ một loại thị trường nào đi chăng nữa thì đòn bẩy là một loại công cụ có tính hai mặt. Chính vì vậy mà không riêng gì các doanh nghiệp mà cả các chủ đầu tư cũng nên thật cẩn trọng khi sử dụng các loại đòn bẩy trong kinh doanh để có thể mang lại nhiều hiệu quả thật cao. Mong rằng qua bài viết trên ban có thể hình dung được những loại đòn bẩy chính và sử dụng chúng khi cần thiết nhé. 

 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *